Những dấu hiệu động cơ bị cháy, động cơ điện không chạy

Những dấu hiệu động cơ bị cháy, động cơ điện không chạy do các nguyên nhân sau:

Cho nên DICO xin được tổng hợp một số hư hỏng thường gặp khi sửa chữa động cơ điện mà khách thường hỏi ” động cơ điện chạy không tải có thể bị cháy?“, anh chị cùng tham khảo để áp dụng sử dụng động cơ điện nhà mình tốt hơn.

  • 1. Quá áp: nếu điện áp tăng quá cao, động cơ sẽ bị quá dòng, dù vẫn chạy không tải.
  • 2. Quá nhiệt: thường do hư hỏng phần cơ, kẹt vòng bi, không có quạt tản nhiệt hay cánh quạt tản nhiệt bị gãy, …
  • 3. Cách điện xấu dẫn đến chạm đất, chạm vòng…
  • 4. Hở một hoặc nhiều mạch trong số những mạch song song. Thường là các mối hàn bên trong lâu ngày bị hở…
  • 5. Mất pha cũng làm cháy động cơ, dù chạy ko tải (tháo động cơ ra là biết ngay, nếu có 2 cuộn dây cháy đen thì do mất pha)
  • 6. Không tải nhưng thực ra vẫn quá tải mà ta không biết, ví dụ: dây coroa quá căng, hộp đổi tốc thiếu chất bôi trơn, cân tâm giữa động cơ và tải không đồng trục…
  • 7. Cọ giữa rotor và stator: do vòng bi mòn quá mức, lắp đặt không đồng tâm, có vật lạ rơi vào khe hở giữa Rotor và stator…
  • 8. Khi bơm chạy mà không có nước, các khuyên sứ nhanh chóng bị quá nhiệt, nó sẽ vỡ ra gây kẹt trục >> quá tải động cơ >> cháy. Hoặc nếu bơm liền trục với động cơ, nếu chưa kẹt trục thì nhiệt sẽ truyền vào ổ lăn của động cơ gây quá nhiệt ở vòng bi >> gây vỡ vòng bi >> lại cháy động cơ.
  • 9. Một số motor thiết kế đặc biệt, khi không tải sẽ cháy, ví dụ như động cơ liền đầu nén máy lạnh loại rất lớn, dùng chính nước lạnh trong hệ thống giải nhiệt cho Động cơ này. Loại này khi hoạt động có mang tải vỏ động cơ mát lạnh, rỉ nước, nhiệt độ vào khoảng 7-10 độ C.

Trên đây là những kinh nghiệm mà DICO khi sửa chữa thường gặp hy vọng sẽ giúp anh chị xử lý các trường hợp nhỏ , nếu không thể sửa được hoặc mắc lỗi mà không được nêu trên, hãy liên hệ với DICO để được hướng dẫn tận tình.

Contact Me on Zalo
0918.569.727